Chỉ trong ít ngày trung tuần tháng 5, trên một số tuyến phố nội thành Thủ đô liên tiếp bị mất trộm nhiều cây xanh quý. Nếu như ba cây sưa ở các phố Tôn Thất Tùng, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Huyên bị bọn trộm "tranh thủ" đêm mưa gió cưa lấy gỗ, thì hai cây long não trồng trước vỉa hè số nhà 35 phố Ðiện Biên Phủ bị "biến mất" một cách đặc biệt hơn.
Chỉ qua một đêm, hai cây long não đã được Công ty Công viên cây xanh Hà Nội đánh số quản lý, bỗng được 'phù phép' thành... hai cây sung. Thủ phạm của vụ việc cũng được xác định rõ, đó là Viện Nghiên cứu công
nghệ và phát triển Sena.
Sau vụ đốn hạ không thương tiếc cây đa trăm tuổi ở khu vực chợ 19-12 xảy ra năm trước, gây xôn xao dư luận, cho đến nay cây xanh Hà Nội vẫn đang ở trong tình trạng báo động đỏ. Bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu, cây xanh cũng có thể bị triệt hạ. Những vụ trộm cây sưa trước đây đã được công an và các ngành chức năng vào cuộc quyết liệt. Thủ phạm thường là những kẻ thất học, mắc các tệ nạn xã hội. Nhưng còn vụ 'đổi' cây thì sao? Những người chủ trương biến cây long não thành cây sung đều là những người có trình độ học vấn cao. Phải chăng những người này nhổ long não để trồng sung là do quan niệm lệch lạc rằng trồng sung sẽ được... sung túc? Nếu ai cũng có suy nghĩ như vậy thì Hà Nội sẽ chẳng còn những tuyến phố đẹp, thơ mộng gắn liền với mỗi loài cây đặc trưng.
Trong các vụ việc này, yếu tố cố tình phá hoại rất rõ ràng. Song, ngay cả những vụ bỗng dưng cây đổ, đe dọa tính mạng, tài sản của mọi người, một phần cũng do sự vô ý thức của người dân gây ra. Trong vài năm qua, khi việc cải tạo hạ tầng kỹ thuật trên các tuyến phố được đẩy mạnh, thì những vụ bỗng dưng cây đổ xuất hiện ngày càng nhiều. Tại sao những cây đứng vững bao nhiêu năm trời lại dễ dàng bị đổ, phơi rễ lên trời, mặc dù trước mỗi mùa mưa bão, công nhân Công ty Công viên cây xanh đã rà soát, tỉa cành để tránh nguy hiểm? Một trong những nguyên nhân là 'bệnh' đào đường. Vỉa hè các tuyến phố trung tâm thành phố trong những năm gần đây bị đào, xới liên tục để thi công, lắp đặt các dự án công trình ngầm, nổi. Cứ nhìn việc lấp lại đường phố, vỉa hè một cách tạm bợ thì hiểu thêm rằng, cây xanh đã bị 'coi rẻ' thế nào. Nhiều cây chỉ còn lại gốc, còn rễ thì đã bị cắt, chặt, vì vậy chỉ cần cơn gió mạnh thổi qua là cây đổ. Chưa kể đến việc nhiều gia đình vì muốn vỉa hè thông thoáng để kinh doanh, tìm mọi cách triệt hạ cây cối theo phương thức đổ nước nóng, hóa chất vào rễ cây..., làm cho cây bị chết dần, chết mòn. Không hiếm trường hợp phá hoại như thế đã bị xử lý bởi các cơ
quan pháp luật.
Hà Nội đang phấn đấu trở thành thành phố xanh- sạch- đẹp. Nhưng ở những khu chung cư mới, cây xanh lọt thỏm giữa 'rừng' bê-tông. Còn ở những khu phố cổ, phố cũ, cây xanh đang mất dần. Nguyên nhân do tuổi thọ cao, cây bị sâu, mục dẫn đến đổ thì ít, mà do con người tác động thì nhiều. Cây xanh là lá phổi của thành phố, tạo nên nét duyên dáng của Hà Nội. Giữ gìn cây xanh bằng việc bắt kẻ chặt trộm cây chỉ là vấn đề trước mắt. Giữ cây bằng việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi người mới là giải pháp lâu dài.
nghệ và phát triển Sena.
Sau vụ đốn hạ không thương tiếc cây đa trăm tuổi ở khu vực chợ 19-12 xảy ra năm trước, gây xôn xao dư luận, cho đến nay cây xanh Hà Nội vẫn đang ở trong tình trạng báo động đỏ. Bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu, cây xanh cũng có thể bị triệt hạ. Những vụ trộm cây sưa trước đây đã được công an và các ngành chức năng vào cuộc quyết liệt. Thủ phạm thường là những kẻ thất học, mắc các tệ nạn xã hội. Nhưng còn vụ 'đổi' cây thì sao? Những người chủ trương biến cây long não thành cây sung đều là những người có trình độ học vấn cao. Phải chăng những người này nhổ long não để trồng sung là do quan niệm lệch lạc rằng trồng sung sẽ được... sung túc? Nếu ai cũng có suy nghĩ như vậy thì Hà Nội sẽ chẳng còn những tuyến phố đẹp, thơ mộng gắn liền với mỗi loài cây đặc trưng.
Trong các vụ việc này, yếu tố cố tình phá hoại rất rõ ràng. Song, ngay cả những vụ bỗng dưng cây đổ, đe dọa tính mạng, tài sản của mọi người, một phần cũng do sự vô ý thức của người dân gây ra. Trong vài năm qua, khi việc cải tạo hạ tầng kỹ thuật trên các tuyến phố được đẩy mạnh, thì những vụ bỗng dưng cây đổ xuất hiện ngày càng nhiều. Tại sao những cây đứng vững bao nhiêu năm trời lại dễ dàng bị đổ, phơi rễ lên trời, mặc dù trước mỗi mùa mưa bão, công nhân Công ty Công viên cây xanh đã rà soát, tỉa cành để tránh nguy hiểm? Một trong những nguyên nhân là 'bệnh' đào đường. Vỉa hè các tuyến phố trung tâm thành phố trong những năm gần đây bị đào, xới liên tục để thi công, lắp đặt các dự án công trình ngầm, nổi. Cứ nhìn việc lấp lại đường phố, vỉa hè một cách tạm bợ thì hiểu thêm rằng, cây xanh đã bị 'coi rẻ' thế nào. Nhiều cây chỉ còn lại gốc, còn rễ thì đã bị cắt, chặt, vì vậy chỉ cần cơn gió mạnh thổi qua là cây đổ. Chưa kể đến việc nhiều gia đình vì muốn vỉa hè thông thoáng để kinh doanh, tìm mọi cách triệt hạ cây cối theo phương thức đổ nước nóng, hóa chất vào rễ cây..., làm cho cây bị chết dần, chết mòn. Không hiếm trường hợp phá hoại như thế đã bị xử lý bởi các cơ
quan pháp luật.
Hà Nội đang phấn đấu trở thành thành phố xanh- sạch- đẹp. Nhưng ở những khu chung cư mới, cây xanh lọt thỏm giữa 'rừng' bê-tông. Còn ở những khu phố cổ, phố cũ, cây xanh đang mất dần. Nguyên nhân do tuổi thọ cao, cây bị sâu, mục dẫn đến đổ thì ít, mà do con người tác động thì nhiều. Cây xanh là lá phổi của thành phố, tạo nên nét duyên dáng của Hà Nội. Giữ gìn cây xanh bằng việc bắt kẻ chặt trộm cây chỉ là vấn đề trước mắt. Giữ cây bằng việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi người mới là giải pháp lâu dài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét